Phương Pháp Bảo Quản Đồng Hồ Đeo Tay Xuân Thạnh Watch.
• Đối với các đồng hồ đeo tay dùng năng lượng thạch anh (Quartz), hàng ngày sau khi không đeo, tránh để gần các vật dụng có từ trường mạnh như: Tivi, tủ lạnh, thùng loa, máy vi tính, hoặc điện thoại di động. Bởi ở những môi trường có nhiều từ tính như vậy sẽ khiến cho pin của đồng hồ sẽ mau hết, tụ điện (IC) của đồng hồ dễ nhiễm từ tính dẫn đến bộ máy đồng hồ hoạt động không chính xác.
• Đối với các đồng hồ sử dụng bộ máy tự động (Automatic movement) hoặc lên dây (Handwinding movement), thì việc chỉnh giờ, lịch hay lên dây tránh thực hiện trong khoảng thời gian từ 19giờ - 4giờ hàng ngày. Bởi nếu thực hiện các thao tác trên trong khoảng thời gian này sẽ gây hư hại ngoài ý muốn cho hệ thống bánh xe của đồng hồ.
• Đối với các đồng hồ có chức năng đo thời gian thể thao (Chronograph), nên hạn chế sử dụng kim đo thể thao (Chronograph hand) thường xuyên, vì nếu sử dụng chức năng này liên tục (do sơ ý hoặc ngoài ý muốn) sẽ khiến cho pin của đồng hồ nhanh hết, bộ phận đếm và chia thời gian (split time) bị loạn chức năng.
• Không nên thử độ cứng và chống xước của kính đồng hồ (Sapphire glass) bằng các vật có tính chất cứng hơn sapphire như dao cắt kính, kim cương… vì như vậy sẽ làm hư hại kính đồng hồ.
• Lưu ý đóng chặt núm điều chỉnh của đồng hồ sau khi chỉnh giờ hoặc lịch, để tránh nước có thể thẩm thấu vào bên trong đồng hồ. Việc thường xuyên đeo đồng hồ trong khi tắm nước nóng hoặc xông hơi cũng khiến khả năng chống thấm nước của đồng hồ bị suy giảm.
• Luôn đảm bảo có đủ năng lượng cho bộ máy của đồng hồ, thay pin định kỳ và đúng chủng loại pin .
Những điều cần biết nên tránh khi sử dụng đồng hồ:
1. Không sử dụng hoặc để đồng hồ ở nơi có nhiều từ trường
2.Luôn rửa đồng hồ bằng nước ấm ngay sau khi bơi biển ( đối với đồng hồ được phép bơi lặn)
3.Tránh để đồng hồ bị va đập mạnh, nên tháo đồng hồ khi chơi thể thao ngoại trừ đồng hồ chuyên dụng dành riêng cho thể thao.
4. Luôn kiểm tra tình trạng của núm vặn, vị trí đúng là ở nấc trong cùng. . Trong quá trình sử dụng núm rất đễ bị mắc vào chỉ áo hoặc những tác động khác mà bị kéo ra ngoài.
5. Hàng tuần nên chùi rửa đồng hồ với nước ấm với xà-phòng để chải sạch bụi bẩn và muối đọng do mò hôi tiết ra. Những bụi bẩn và mồ hôi muối chính là tác nhân gây ra nướcvào trong đồng hồ.
6. Không được sử dụng đồng hồ với hoá chất dễ làm hư hại dây, vỏ đồng hồ cũngnhư cácchi tiết khác.
7. Không để đồng hồ ở nơi có nhiệt độ cao quá 60 độ C (tương đương 140 độ F) hoặc những nơi thấp hơn O độ C ( tương đương 32 độ F).
8. Không sử dụng các nút bấm khi ở dưới nước đối với những đồng hồ nhiều chức năng.
Tôi có một chiếc đồng hồ chạy đã lâu, hiện nay nó chạy rất hay bị chết. Tôi có đem qua trung tâm dịch vụ bảo hành của hãng kiểm tra. Sau khi kiểm tra, các anh kỹ thuật viên nói rằng đồng hồ về máy móc không bị sao nhưng phải lau dầu bảo dưỡng lại toàn bộ. Xin cho biết, vậy khi lau dàu bảo dưỡng sẽ phải làm những gì? Không cần lau dầu bảo dưỡng có được không?
Khi lau dầu bảo dưỡng đồng hồ, kỹ thuật viên phải hoàn thành các công đoạn sửa chữa và kiểm tra theo tiêu chuẩn Quốc tế như sau:
1. Lau dầu toàn bộ máy móc bên trong bằng máy lau dầu tự động Elma 90 qua 4 công đoạn: tẩy, rửa, làm sạch và sấy khô.
2 Lắp ráp và kiểm tra lại trên máy Witschi Newtech Handy. Các chỉ số kỹ thuật của Bộ điều hoà, Bộ chỉnh động, Bộ truyền động và động lực phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn cho phép mới được lắp vào vỏ.
3. Trước khi lắp máy vào vỏ, toàn bộ vỏ dây phải đựơc làm bóng và làm sạch bằng máy siêu âm Elma 1001955.
4. Sau khi lắp vào vỏ đồng hồ sẽ được đưa vào máy kiểm tra nước bằng áp suất Witschi ACL 2000 với 2 công đoạn hút chân không và nén áp suất để kiểm tra độ chịu nước của đáy, kính, núm ...
Bất kể 1 thông số nào không đạt tiêu chuẩn đều phải quay lại để kỹ thuật viên kiểm tra rồi mới được trao trả cho khách.
Ngoài ra, kỹ thuật viên còn phải kiểm tra các chi tết khác của bộ máy cũng như phần bên ngoài như vỏ, mặt số, kính.. về tuổi thọ, độ bền,... để tư vấn cho khách hàng.
Nếu đồng hồ lâu ngày không được bảo dưỡng sẽ gây ra những hiện tượng hay chết vặt như bạn đã biết. Không những thế, đồng hồ có thể bị nước vào trong quá trình sử dụng do các gioăng cao su bị lão hoá theo thời gian gây ra hỏng máy hoặc chi tiết khác, chi phí sửa chữa lúc này sẽ lớn hơn rất nhiều.
Tôi mới mua một chiếc đồng hồ, về mới dùng được vài tháng đã chết, qua trung tâm bảo hành kỹ thuật viên bảo do đồng hồ bị hết pin. Vậy xin hỏi tại sao đồng hồ mới mà lại hết pin sớm như vậy? có phải do chất lượng không?
Đối với đồng hồ điện tử pin thường dùng được từ 2 năm rưỡi đến 3 năm. Tuy nhiên, khi sản xuất máy, nhà sản xuất đã lắp pin cho máy làm việc, vì như vậy sẽ tốt hơn cho máy đồng hồ, dầu mỡ và các chi tiết chạy trơn chu hơn. Sau đó, máy mới đựoc lắp ráp với các phần khác của đồng hồ như mặt số, vỏ, dây... rồi qua bộ phận đóng gói, lưu kho, phân phối đi các đại lý bán lẻ...
Chính vì vậy, tuổi thọ của pin không thể tính tù thời điểm mua của khách hàng mà phải tính tù khi sản xuất chế tạo. Nếu đồng hồ của bạn hết pin, bạn nên mang qua trung tâm bảo hành để thay pin mới. Với trang thiết bị theo tiêu chuẩn của hãng cùng với kỹ thuật viên tay nghề cao, được đào
tạo chuyên nghiệp chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng mà không phải lo lắng gì.
Tại sao đồng hồ chịu nước lại không nên dùng tắm biển...?
Khi tắm biển, cát và nước muối sẽ chui vào các khe gioăng ở kính, đắy và đặc biệt là núm. Khi nước biển khô đi ,muối và cát biển còn đọng lại trong núm làm cộm gioăng dẫn đến tạo khe hở lớn cho nứoc vào đồng hồ. Vì vậy, không nên đeo đồng hồ khi tắm biển, nếu có đeo thì phải tráng rửa lại bằng nước ấm với xà-phòng.
Trường hợp, trong khi tắm biển mà thấy đồng hồ có hiện tượng nước vào phải kịp thời mang đến nơi sửa chữa gần nhất để tháo và xì khô nước biển. Với tác dụng muôí ăn mòn của nứoc biển, chỉ cần để sang ngày thứ hai là hỏng toàn bộ máy.
Xem thêm: đồng hồ đeo tay đẹp phong cách mới
Xem thêm: đồng hồ đeo tay đẹp phong cách mới
Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét